
Thuyết minh về nhà thờ đá Phát Diệm – nhà thờ Công giáo lớn nhất Việt Nam
Nhà thờ đá Phát Diệm là quần thể nhà thờ Công giáo đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Vậy địa điểm này có gì đặc biệt, bài viết sau đây chúng tôi sẽ thuyết minh về nhà thờ đá Phát Diệm để giúp bạn có câu trả lời. Hãy cùng theo dõi đến cuối bài nhé.
Thuyết minh về nhà thờ đá Phát Diệm – nhà thờ Công giáo lớn nhất Việt Nam
Nguồn gốc nhà thờ đá Phát Diệm
Nguồn gốc là yếu tố đầu tiên cần được nhắc đến khi thuyết minh về Nhà thờ đá Phát Diệm. Địa điểm này nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km về hướng Nam. Tổng diện tích của nơi này vào khoảng 3.000 mét vuông. Đây là quần thể kiến trúc độc đáo và được mệnh danh là cố đô Công giáo của Việt Nam.
Công trình đặc biệt này được linh mục Trần Lục (tên thật là Trần Thiêm) sinh năm 1825 mất năm 1899 xây dựng. Ban đầu vào năm 1862 sau khi tìm hiểu về địa thế vùng đất Kim Sơn (Ninh Bình) linh mục quyết râm chọn nơi đây làm vùng đất riêng dành cho người Công giáo. Công trình khởi công xây dựng Vào năm 1875 đến năm 1898 cơ bản là hoàn thành, tức là nó đã mất khoảng hơn 30 năm để hoàn thành. Ngoài ra còn phải kể đến đó là công trình nhà thờ Dâng kính trái tim chúa với nội thất hoàn toàn bằng gỗ lim mật, với những đường nét chạm trổ rất điêu luyện và sắc sảo.
Trong các tài liệu sử sách ghi chép lại đều cho thấy rằng nhà thờ này được xây dựng từ đá và gỗ lim và hoàn toàn là thủ công. Đặc biệt số nguyên liệu trên lại được vận chuyển về từ nơi khác nên khá vất vả và tốn kém công sức, thời gian. Người ta đã phải đi hàng trăm cây số đường thủy và đường bộ vào vùng Thanh Hóa, Nghệ An để vận chuyển vật liệu. Có những khúc gỗ nặng đến hơn 7 tấn và phiến đá nặng hơn 20 tấn đều được vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ cuối thế kỷ XIX.
Kiến trúc xây dựng độc đáo nhà thờ đá Phát Diệm
Để hoàn thiện quần thể nhà thờ đá lớn quy mô này, linh mục Trần Lục (còn được gọi thân mật là cụ Sáu) đã cho hoàn thiện từng công trình nhỏ. Trong đó gồm một nhà thờ lớn, năm nhà thờ nhỏ và bên ngoài là pao nhỏ, núi đá nhân tạo và phương đình. Tất cả những công trình nhỏ này góp phần tạo nên công trình lớn đặc sắc mang kiến trúc kết hợp giữa phương Tây và phương Đông.
Cái tên nhà thờ Phát Diệm tức là cái đẹp, nhưng đối với công trình đặc biệt này nó không chỉ đẹp ở vẻ ngoài mà còn ẩn chứa sự độc đáo từ lối kiến trúc cho đến vật liệu xây dựng. Vật liệu chính tạo nên công trình nhà thờ đá Phát Diệm là từ đá và gỗ. Trong đó riêng phần đá là đá ngọc thạch hay đá xanh còn có tên gọi khác là đá âm dương. Loại đá này mang đến nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho con người. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt so với các công trình trong cả nước khác.
Công trình nhà thờ đá Phát Diệm đã sớm tiếp cận với nền văn hóa công giáo phương Tây. Linh mục Trần Lục đã thiết kế nên một công trình tuyệt vời có sự kết hợp hài hòa các yếu tố Á – Âu. Nhìn tổng thể chúng ta sẽ thấy đây là một quần thể nhà thờ của đạo Công giáo. Tuy nhiên hiện đại và lại mang dáng dấp của lối kiến trúc đình chùa của Việt Nam.
Điểm nổi bật của nhà thờ đá Phát Diệm chính là nằm ở những hoa văn chạm trổ đầy tinh tế trên những tảng đá lớn. Nhờ những đôi bàn tay chạm trổ tài hoa và khéo léo của các nghệ nhân đã tạo nên những hình ảnh Đức Chúa Jesu, hình ảnh cây thánh giá, chùm hoa mân côi và hình ảnh các vị Chúa … cùng kết hợp với hình ảnh hoa sen, chữ Hán, tứ linh Long – Ly – Quy – Phụng hay tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai vô cùng tinh xảo. Đặc biệt nhà thờ Phát Diệm còn độc đáo ở chỗ dù là công trình Công giáo nhưng lại có mái vòm được xây dựng theo hình cong giống như mũi thuyền.
Ý nghĩa công trình nhà thờ đá Phát Diệm
Khi thuyết minh về nhà thờ đá Phát Diệm không thể không nhắc đến ý nghĩa của công trình này. Nơi đây được xem như là kinh đô đầu tiên của đạo Công giáo. Bên trong quần thể này có một công trình được ví như viên ngọc quý đó là nhà thờ Trái tim Đức Mẹ. Công trình đặc biệt này được tạo dựng nên hoàn toàn miễn phí từ các loại đá xanh lấy ở núi Nhồi ở Thanh Hóa.
Bên trong nhà thờ có Phát Diệm có Bàn thờ Đức Mẹ, bàn thờ cũng được làm bằng đá. Ở đây, các phiến đá đã biến hóa thành muôn hình vạn trạng, trở nên mềm mại và uyển chuyển nhờ những nghệ nhân chân chính, tài hoa. Trên các phiến đá lớn nhất trong đền thờ Bát Diệm xuất hiện những hình chim phượng hay bông sen biểu tượng của văn hóa Việt được chạm khắc sống động.
Trải qua hơn 100 năm tồn tại, dù phải chịu nhiều tác động từ thiên tai và chiến tranh. Tuy nhiên xét trên tổng thể mặt ngoài của nhà thờ Phát Diệm chỉ nhuốm màu thời gian do những mảng rêu bám. Còn về những cột lớn và các bức phù điêu vẫn vững chãi có nét tinh xảo.
Kết luận
Như vậy bài viết đã vừa thuyết minh về nhà thờ đá Phát Diệm ở Ninh Bình. Hiện nay, nhà thờ đá Phát Diệm không chỉ là nơi các giáo dân theo đạo Công giáo đến cầu nguyện. Đây còn là nơi thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Nhà thờ đá Phát Diệm cũng là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm tham quan và khấn nguyện. Có lẽ là nhờ bởi sự phá cách và sáng tạo trong lối kiến trúc độc đáo đã mang đến cho một quần thể kiến trúc đẹp lạ kỳ. Năm 1988 quần thể kiến trúc nhà thờ đá Phát Diệm đã được xếp Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.